Friday, April 13, 2018

TÔ THUỲ YÊN ** Tâm Thức Khuất Dạng Của Thơ


1.
Năm đó, giặc Trung Quốc bất thần mở mặt trận ồ ạt tấn công vào 8 tỉnh miền Bắc nước ta. Nửa khuya, Công an Cộng sản Việt Nam lùa tất cả những người tù đày của chế độ miền Nam từ những vùng thượng du và trung du lên những chiếc xe đò khẩn cấp trưng dụng, chạy bán mạng về vùng Thanh Nghệ Tỉnh, tức Liên Khu Tư cũ, đất ẩn trú một thời của những Nguyễn Đức Quỳnh, Đào Duy Anh, Hữu Loan, Phạm Duy và ban hợp ca Thăng Long, của những ngày toàn dân kháng chiến chống Pháp cũ. Tại một trại giam ở Nghệ Tĩnh, ẩn khuất trong Trường Sơn, tôi gặp lại người bạn vong niên là nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân, giữa đông đảo những bằng hữu thất tán khác. Trong một lần trò chuyện, nhà thơ Hà Thượng Nhân ngỏ ý khát khao được đọc thơ. Tôi hoàn toàn thông hiểu nỗi khát khao đó của Hà tiền bối.

HÀ THÚC SINH ** Chiều Qua Thanh Hoá


Những nhịp cầu như những lưng còng
Gánh sức nặng suốt buổi chiều ảm đạm
Ngó sang sông mờ nét tiêu hao
Tây thành cũ hay là thôn bản?

Tự hỏi mãi. Đến chưa? Chưa đến?
Hay chỗ này Thanh Hóa ngày xưa
Ngó lên mây bạch y thương cẩu
Nhìn xuống dòng bóng cũ mù mưa

Tuesday, April 10, 2018

THIẾU KHANH ** Cảm Xúc Bất Chợt


(nhân đọc “Chiều Ly Hương 
Nhớ Núi và Tiếng Lục Lạc” 
của Ngô Nguyên Nghiễm)

Ngóng mãi quê nhà xa ngút ngút
Chiều sương bóng núi ngã bên kia
Haha! Tráng khí trao cho gió
Nhạc ngựa reo hoài giữa giấc khuya!  

Bằng hữu bao nhiêu thằng tuổi ngựa
Bờm rung vó sãi ở bên trời
Tóc xanh môi thắm không còn nữa
Mà vẫn mịt mù với cuộc chơi

Sunday, April 8, 2018

CAO MỴ NHÂN **. Tự Đánh Rớt Mình


Có lẽ nào ở cuối cái Fwy 91 ấy, có một khu nhà vườn in hệt những ngôi nhà vườn ở Huế ngày xưa, và chủ ngôi nhà này, là một thanh niên lai Mỹ Việt đang bước vào tuổi trung niên, mẹ anh ta đặt tên cho anh ta là Sâm, từ những ngày còn ở VN. 
Bà mẹ Việt của anh vốn sinh trưởng ở quận Duy Xuyên, tên Hường, ngày tôi lập gia đình ở Đà Nẵng, bà đã có chồng trước tôi vài năm, nhưng không có nghĩa là bà lớn hơn tôi, may ra thì 2 đứa bằng tuổi nhau.

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Ngày về Bảy Núi, ngồi trên đỉnh Bạch vân



Ngày về Bảy Núi, ngồi trên đỉnh Bạch vân 
uống rượu cùng bằng hữu chợt hiểu rằng

U tịch đá xanh, ngày trở lại
Triền cao thoai thoải nắng chơi vơi
Ráng bay một góc trời biên giới
Khách cũng bay về như lá rơi

TRẦN TUẤN KIỆT ** Giấc Mơ Nào & Hạc Đậu



Giấc Mơ Nào

Đêm khuya dạo khúc Hạc cầm 
Gió thu mát dãy sông Ngân bến bờ 

Trời đầy mộng với cung tơ 
Nỉ non xa vắng bụi mờ thinh không 

Saturday, April 7, 2018

TRẦN THIỆN HIỆP ** Trên Đồi Gió



Lá gọi lao xao rừng xanh biếc
Đài mây chiều xuống ánh châu pha
Ta nghe thăm thẳm chừng trong gió
Có tiếng đàn xưa chạm phím ngà

Em cũng thuở nào cùng với trăng
Về hong tình sử chốn non cao
Từ tâm ấp ủ niềm yêu dấu
Huyền hoặc đường xưa lạc lối vào

HUY PHƯƠNG ** Chó Chết … Hết Chuyện


Huy Phương
HUYPHƯƠNG 

Con chó nằm trong cũi thấy đồng loại của mình bị đem đi đập đầu, cạo lông còn lồng lộn, gầm gừ, hay chảy nước mắt, nhưng đôi khi con người lại quá thờ ơ và dửng dưng với nỗi đau và cái chết của chính đồng bào mình.
Khắp nơi trên đất, chó là con vật được đánh giá cao vì sự thông minh, lanh lợi, lòng trung thành, tình cảm chan chứa, và nhất là mối thân hữu tự nhiên đối với loài người.

TẠ TỴ ** Đinh Hùng với cơn mê trường dạ


Đinh Hùng: Làm thơ, viết văn. Sinh ngày: 3-7-1920 tại Hà Đông. Mất ngày: 24-8-1967 tại Sài Gòn.
Tác phẩm: Mê hồn ca, thơ (Tiếng Phương Đông xuất bản, 1954, Hà Nội), Đường vào tình sử, thơ (Nam Chi, Sài Gòn, 1961), Ngày đó có em, thuật ký (Giao Điểm 1967)

Đinh HùngVới cơn mê trường dạ
Ta suốt đời ngư phủ
Thả con thuyền trên mái tóc em buồn lênh đênh. (Đinh Hùng)

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Phan Bá Thụy Dương : đại thiên sa giới ngoại/ hà xứ bất vi gia

chụp bởi T.H - Viễn Đông News


Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý ở trên, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.

TRẦN YÊN THẢO ** Lời Bộc Bạch Của Đá


@ Đào Hải Triều


1.
Quay đầu, hạnh nguyện chưa tròn
bao năm đuổi bắt hãy còn lơ ngơ
người về nét mặt buồn xo
tan đàn xẻ nghé mới lo tìm chuồng.

2.
Dại gì tham đó bỏ đây
chói chang nắng sớm hây hây gió chiều
xác xơ cũng một túp lều
vật nào rồi cũng được thiều quang soi.

Friday, April 6, 2018

THY AN ** Nghe Khởi Đầu Tháng Tư



con thiên nga bay qua trời sương
mang giấc mơ thiên đường của những kẻ yếu đuối
nửa đường, bay ngang thung lũng
buông xuống, lạch cạch, vỡ tung
đúng lúc bình minh hé sáng
làm gãy những nụ cười chưa kịp nở

ĐẶNG TIẾN ** Thi Giới Đinh Hùng


Image result for ảnh Đinh Hùng
      
  ĐINH HÙNG sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại làng Trung Phụng, ngoại vi thành Hà Nội (chánh quán làng Phượng Dực, tỉnh Hà Đông), Bắc Việt.

Thuở nhỏ, học trường Sinh Từ. Đậu tú tài khi học xong trường Bưởi, Hà Nội.

Tham gia sinh hoạt văn nghệ từ rất sớm, từ trước 1945, nhưng chỉ chính thức sống bằng nghề văn báo ít lâu trước khi di cư vô Nam (1952-54). Tại Sài Gòn, ông viết truyện dài dã sử (ký Hoài Điệp, Thứ Lang), làm thơ trào phúng (ký Thần Đăng), vẽ tranh, soạn kịch thơ và phụ trách mục thi ca Tao Đàn trên các luồng sóng phát thanh. Năm 1962, ông được trao tặng giải thưởng Văn chương Toàn quốc (về Thơ).

BS ĐỖ HỒNG NGỌC ** Một Chút Lan Man -




Ngẫm lại sự đời, tôi thấy hình như hầu hết chúng ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai.
Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác, mới là sống.
Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác, thì ta lại sống cho quá khứ!
Hừm! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại.
Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.